Hướng dẫn tự lắp Điện Mặt Trời

Tự lắp Điện mặt trời mang đến nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí và chủ động về thời gian. Tuy nhiên, nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức kỹ thuật nhất định. Bài viết này DHC Solar dành cho những ai mới tìm hiểu và đam mê điện mặt trời, nhằm giúp bạn có những lưu ý để đưa ra quyết định phù hợp trước khi đầu tư hệ thống cho gia đình.

tự lắp đặt điện năng lượng mặt trời
tự lắp đặt điện năng lượng mặt trời

Tự lắp điện năng lượng mặt trời là gì?

Nội dung bài viết

Tự lắp đặt điện năng lượng mặt trời là quá trình tự lắp đặt một hệ thống Điện năng lượng mặt trời hoàn chỉnh với những kiến thức chuyên môn và đầy đủ kinh nghiệm về Điện năng lượng mặt trời.

Tự lắp đặt điện mặt trời giúp ta tiết kiệm, cắt giảm được chi phí lắp đặt, thích hợp đối với các công trình quy mô nhỏ như hộ gia đình. Nhưng với các công trình quy mô lớn, công suất hệ thống điện mặt trời lớn thì nên thuê đơn vị thi công lắp đặt chuyên nghiệp và uy tín.

Hướng dẫn tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

Dưới đây là các bước cơ bản để có thể lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại nhà cho một số khách hàng có thể tham khảo

COMBO thiết bị Điện mặt trời tại DHC Solar

Xem thêm

Xác định Điện đang sử dụng thuộc nhóm đối tượng nào?

Nhóm sử dụng điện gồm có:  sinh hoạt, kinh doanh và sản xuất tương ứng mỗi nhóm sẽ có giá điện khác nhau. Ví dụ như: hay cơ quan hành chính sự nghiệp… Tại mỗi nhóm đối tượng sẽ có giá Điện khác nhau.

  • Gia đình thường thường là Điện Sinh hoạt với 6 bậc Điện
  • Các cửa hàng, công ty, nhà trọ, khách sạn… thường là điện kinh doanh
  • Các nhà máy, xưởng sản xuất thường sử dụng điện Sản xuất

Xác Định hệ thống Điện mặt trời cần lắp đặt

Để xác định ngay hệ thống Điện mặt trời thuộc loại nào? Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, mục đích, tiện ích sử dụng. Hoặc quý khách hàng có thể liên hệ ngay DHC Solar 0905.997.822 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.

Dưới đây là các hệ thống Điện mặt trời phổ biến hiện nay:

Xác định hệ thống Điện mặt trời cần lắp đặt
Xác định hệ thống Điện mặt trời cần lắp đặt

Đây là bước rất quan trọng khi chọn lắp Điện năng lượng mặt trời để đi đến quyết định tính toán công suất và lựa chọn thiết bị cho phù hợp. Phải lựa chọn được hệ thống cần lắp đặt mới bước sang các bước tiếp theo

Khảo sát đánh giá nhu cầu sử dụng điện của khách hàng

Để có thể đưa ra giải pháp lắp đặt điện mặt trời phù hợp nhất cho từng khách hàng, việc khảo sát nhu cầu sử dụng điện năng là vô cùng quan trọng. Khách hàng có thể tự khảo sát thông qua các gợi ý dưới đây:

Thông tin về việc sử dụng điện:

  • Xác định nhu cầu sử dụng điện năng của gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh của bạn hằng tháng là bao nhiêu (kW).
  • Các thiết bị điện hiện có, thiết bị nào ưu tiên sử dụng nhiều nhất.
  • Thời gian sử dụng điện nhiều nhất
  • Có cần lưu trữ điện sử dụng trong trường hợp mất điện hay ban đêm không?

Thông tin về ngôi nhà:

  • Kiểm tra đánh giá diện tích mái nhà khả dụng có thể lắp đặt được tấm pin (mái nhà kiên cố, không bị vật cản như cây, nhà hàng xóm che khuấ..). Hướng lắp đặt ưu tiên là hướng Nam, góc nghiêng theo vĩ độ lắp đặt, từ 10 độ đến 15 độ.

Thông tin khác:

  • Mục đích khi lắp đặt điện mặt trời
  • Ngân sách đầu tư

Tính toán công suất lắp Điện mặt trời

Bước 1. Xác định số điện tiêu thụ của gia đình hoặc chủ đầu tư xác định công suất muốn lắp đặt

Để có được công suất tiêu thụ nhanh nhất có thể tham khảo các bước sau:

  • Xem hóa đơn tiền điện các tháng, (qua App của EVN hoặc hóa đơn giấy) để thấy được công suất tiêu thụ
  • Tính toán dựa theo công cụ tính hóa đơn Điện của EVN. Ước lượng công suất Điện tiêu thụ dựa vào Điện đang sử dụng là Điện sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất… để tính công suất điện mỗi tháng
Công cụ tính hóa đơn tiền Điện của EVN
Công cụ tính hóa đơn tiền Điện của EVN

Link tính hóa đơn tiền Điện của EVN: Công cụ tính hóa đơn tiền Điện của EVN

Ví dụ hóa đơn tiền điện hàng tháng là 3 triệu đồng và dựa vào công cụ tính hóa đơn tiền điện của EVN ta tính được khoảng 1.000 kWh (số điện)

Trên đây là xác định được công suất tiêu thụ Điện mỗi tháng. Chọn công suất sử dụng trung bình các tháng để lắp đặt là phương án kinh tế nhất.

Bước 2: Sản lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày theo công thức

Sản lượng điện tiêu thụ 1 ngày = sản lượng điện 1 tháng/ 30 (ngày)

Ví dụ Sản lượng điện tiêu thụ trung bình là 1.000 kWh (Số Điện). Vậy sản lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày là: 1000/30 = 34 kWh (Số Điện)

Sau khi xác định sản lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày tiến hành dự toán công suất lắp Điện mặt trời phù hợp

Tổng công suất Điện mặt trời dự kiến = Sản lượng điện tiêu thụ ban ngày/ số giờ nắng trung bình.

Số giờ nắng trung bình theo từng khu vực dựa vào bức xạ mặt trời. Tham khảo:

  • Miền Bắc Số giờ nắng trung bình năm 2.9 giờ/ ngày.
  • Miền Trung số giờ nắng trung bình năm 3.5 giờ/ ngày
  • Miền Nam số giờ nắng trung bình năm 3.8 giờ/ ngày

Vậy Tổng công suất dự kiến trong 1 ngày tại Miền Trung = 34/3.5 = 9.7kWp

Chọn kiểu hệ thống Điện năng lượng mặt trời cần lắp đặt

Trường hợp 1:  Khách hàng có mong muốn tiết kiệm điện vào ban ngày, buổi tối sử dụng điện lưới sẽ lựa chọn giải pháp điện mặt trời hòa lưới bám tải:

Xác định tỷ lệ sử dụng điện ban ngay, ban đêm lựa chọn công suất phù hợp. Thông thường tỷ lệ sử dụng Điện ban ngày và ban đêm là 50:50, các quán kinh doanh là 70:30. Từ đây xác định được công suất sử dụng ban ngay.

Số giờ nắng trung bình ở Miền Trung khoảng 3.5 giờ nắng tỷ lệ sử dụng Điện ban ngày, ban đêm là 50:50 thì tổng công suất đầu tư của hộ gia đình trên: 34/3.5/2 = 4.86 kWp.

Như vậy, với hóa đơn tiền điện là 3 triệu đồng, nếu dùng 100% điện mặt trời vào ban ngày, người dùng cần đầu tư hệ thống điện mặt trời hòa lưới có công suất 5 kWp.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới bám tải

Trường hợp 2: Khách hàng có mong muốn sử dụng điện mặt trời cả ngày, để kiệm kiệm đối đa chi phí tiền điện thì sẽ lựa chọn giải pháp điện mặt trời lưu trữ hybrid:

Số giờ nắng trung bình tại Miền trung khoảng 3.5 giờ nắng thì tổng công suất đầu tư của hộ gia đình trên khoảng: 34/3.5 = 9.7 kWp.

Vậy Quý khách hàng sẽ lắp hệ 10kWp có lưu trữ (Hybrid)

Tự lắp Điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ Inverter Growatt 10kW + Pin lưu trữ SEGROW

Tu-lap-dien-mat-troi-hybrid-10kw
Tự lắp điện mặt trời Hybrid 10kW

Tự lắp Điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ Inverter Deye 5kW + Pin lưu trữ SEGROW

Tự lắp đặt Điện mặt trời có lưu trữ
Tự lắp đặt Điện mặt trời có lưu trữ

Xem thêm:

Inverter Growatt

Inverter Deye

Inverter Solis

Cách tính số lượng tấm pin năng lượng mặt trời cần lắp đặt

Sau khi xác định được công suất lắp đặt dự kiến, khách hàng sẽ có thể tính được số lượng tấm pin mặt trời cần lắp đặt. Số lượng tấm pin được tính theo công thức:

Số lượng tấm pin = Tổng công suất / Công suất 1 tấm pin

Hiện nay, DHC Solar đang cung cấp sản phẩm tấm pin năng lượng mặt Jinko 555W hoặc Trina 555W, Canadian 555W nên sẽ lấy ví dụ là 555W.

– Số lượng tấm pin cần cho hệ 3kWp: 3000/555= 6 tấm. Tương tự ta có:

– Số lượng tấm pin cho hệ 5kWp: 10 tấm

– Số lượng tấm pin cho hệ 10kWp: 18 tấm

– Số lượng tấm pin cho hệ 20kWp: 36 tấm

Xác định diện tích mái có thể lắp đặt điện mặt trời

Để đảm bảo có thể lắp được hệ thống điện mặt trời có công suất mong muốn, khách hàng cần phải có diện tích mái đủ rộng, có hai hình thức lắp đặt là điện mặt trời áp mái dành cho các nhà có mái tôn và điện mặt trời khung giàn dành cho mái nhà bê tông. Cách tính diện tích mái khá đơn giản:

Diện tích mái = Số tấm pin x diện tích của 1 tấm pin

Tiếp tục lấy ví dụ cho hệ 5 kWp và 10kWp

– Kích thước tấm pin 555w là 2278*1134 mm

Diện tích tấm pin mặt trời 555w khoảng 2.6 m²

– Diện tích mái tối thiểu để lắp hệ thống điện mặt trời công suất 5 kWp: 2.6 x 10 = 26 m²

– Diện tích mái tối thiểu để lắp hệ thống điện mặt trời công suất 10 kWp: 2.6 x 18 = 46 m²

Lưu ý: Cần phải tính thêm diện tích đi lại để có thể dễ dàng vận hành, bảo trì và vệ sinh tấm pin

Kinh nghiệm thực tế

Hệ Điện mặt trời 5kW cần diện tích khoảng 40 m²

Hệ Điện mặt trời 10kW cần diện tích khoảng 70 m²

Các hệ thống lớn 1kW cần diện tích khoảng 6 m²

Nếu dựa vào công suất dự kiến lắp đặt nhưng diện tích mái không đủ thì phải lắp đặt công suất theo đúng diện tích mái. Tức là số tấm pin có thể lắp đặt trên mái

Mua sắm các thiết bị điện năng lượng mặt trời

Một hệ điện năng lượng mặt trời bao gồm các thiết bị chính như: Tấm pin năng lượng mặt trời, biến tần, pin lưu trữ (đối với hệ Hybrid, Off-grid) và các thiết bị phụ kiện khác như: cáp nối, jack MC4, CB bảo vệ, tủ điện, máng cáp, kẹp biên, giá đỡ, thanh rail, ốc, keo….

Combo thiết bị Điện mặt trời hòa lưới tự lắp đặt

Xem thêm

Combo thiết bị Điện mặt trời Hybrid tự lắp đặt

Xem thêm

Trong các COMBO thiết bị thì DHC Solar đã cung cấp cơ bản đầy đủ các thiết bị cho hệ thống Điện năng lượng mặt trời cần thiết. Quý Anh/chị chỉ cần đặt hàng về và tự lắp đặt

Bên cạnh các thiết bị chính trên thì người lắp đặt cũng cần có các vật dụng điện, đồ nghề, đồ bảo hộ cần thiết… Nếu chưa có thì khoản phí này cũng rất tốn kém cho chủ nhà.

Khách hàng cũng cần lựa chọn cho mình các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, thời gian…

Để sở hữu một hệ thống điện mặt trời ưng ý nhất, khách hàng có thể liên hệ trực DHC Solar 0905.997.822 để được tư vấn, hướng dẫn chu đáo và đầy đủ nhất.

DHC Solar công ty cung cấp thiết bị Điện năng lượng mặt trời Uy tín tại Việt Nam

Chú ý: Quá trình thi công điện mặt trời đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ nhất định. Khách hàng thay vì tự lắp đặt sẽ gặp phải những phiền toái thì tốt nhất nên lựa chọn đơn vị thi công điện mặt trời uy tín và chất lượng. Nhờ vậy giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức mà vẫn sở hữu được một hệ thống điện mặt trời chất lượng cao, hoạt động ổn định.

Tiến hành lắp đặt hệ thống Điện mặt trời cho gia đình

Trước khi lắp đặt, người thi công sẽ xác nhận địa hình, vị trí, hướng và góc nghiêng theo bản thiết kế với địa hình thực tế một lần nữa. Sau khi xác định vị trí lắp đặt từng bộ phận sẽ bắt tay vào thi công.

Sau khi có cho mình đầy đủ các thiết bị cần thiết, khách hàng có thể tiến hành lắp đặt

Lắp đặt khung giá đỡ giàn pin:

2 phương án là áp mái và giá đỡ tùy thuộc vào mục đích của bạn. Phương án giá đỡ sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho khung giàn, xà gồ, và yêu cầu khả năng chịu tải kiên cố để có thể chống gió bão.

Gắn tấm pin lên giá đỡ:

Giữa các tấm pin luôn có khoảng cách tầm 10mm. Từ tấm pin với mái nhà có khoảng cách tối thiểu 100mm để tản nhiệt tốt hơn, tránh giảm hiệu suất tấm pin do nhiệt độ quá cao.

Kết nối tấm pin:

Các tấm pin được kết nối với nhau thành các string, bố trí phù hợp theo hướng mái nhà để đạt được hiệu suất cao nhất.

Xem chi tiết:

Hướng dẫn lắp khung giá đỡ và tấm pin năng lượng mặt trời

Tấm pin năng lượng mặt trời phổ biến

Pin lưu trữ Điện năng lượng mặt trời

Lắp đặt biến tần:

Lựa chọn vị trí cao ráo, thông thoáng, che chắn tránh mưa ẩm, các vật liệu dễ cháy nổ. Vị trí thuận tiện cho việc quan sát quá trình làm việc và đảm bảo thẩm mỹ ngôi nhà.

Kiểm tra chạy thử hệ thống Điện mặt trời tự lắp đặt
Kiểm tra chạy thử hệ thống Điện mặt trời tự lắp đặt

Lắp đặt thiết bị chống phát ngược lưới

Lắp đặt đo dòng CT, Meter giúp cho việc truyền tín hiệu đến biến tần qua đó phục vụ cho việc thiết lập chế độ bám tải, chống phát ngược lưới.

Cấp nguồn PV, AC, pin lưu trữ với biến tần:

Đảm bảo off công tắc ở biến tần, CB bảo vệ trước khi kết nối PV, AC hay Batery với biến tần. Bật công tắc ON trên biến tần, rồi tiến hành bật CB DC, đợi 60s cho biến tần nhận tín hiệu. Rồi bật CB AC cuối cùng đến CB Batery nếu co lưu trữ.(luôn có thời gian nghỉ tầm 1 – 2 phút) giữa các lần cấp nguồn cho biến tần)

Kết nối wifi với biến tần

Tuỳ theo mỗi hãng biến tần mà có cách kết nối wifi, cài đặt khác nhau. Ở bước này, khi bạn mua hàng tại DHC Solar, chúng tôi sẽ có các chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ bạn trong việc cài đặt app trên điện thoại từ xa. Mỗi hãng Inverter sẽ có 1 App theo dõi khác nhau. Tùy vào thương hiệu để chọn App theo dõi cho phù hợp

Xem thêm:

Hướng dẫn cài Wifi biến tần Growatt

Hướng dẫn cài Wifi Inverter Deye

Vận hành, bảo trì

Bạn hoàn toàn dễ dàng theo dõi năng suất hệ thống điện mặt trời thông qua app trên điện thoại một cách dễ dàng. Biết được sản lượng điện sinh ra, tải tiêu thụ, bù lưới bao nhiêu, phần trăm pin, cũng như lỗi hệ thống nếu có.

Để đảm bảo hiệu suất dàn pin thì nên thường xuyên vệ sinh bằng vật dụng chuyên dụng, tránh bụi bặm, lá cây che dàn pin.

Lưu ý khi tự lắp điện năng lượng mặt trời

Lưu ý 1: Chỉ cần một tấm pin mặt trời bị bóng râm che bóng có thể khiến cả hệ thống điện mặt trời giảm hiệu suất. Đồng thời cần đảm bảo rằng nếu mùa thay đổi thì cũng không xuất hiện bóng râm trong tương lai.

Lưu ý 2: Nếu diện tích mái rộng khi lắp đặt các tấm pin mặt trời nên lắp 1 ví trị nhất định, chừa ra một khoảng không gian đáng kể để có thể bổ sung thêm nhiều tấm pin năng lượng mặt trời trong tương lai.

Lưu ý 3: Cần có lối đi lại để có thể vệ sinh tấm pin, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.

Lưu ý 4: Đảm bảo các dây dẫn cần được cách điện và chống thấm. Để tránh điện giật ta cũng cần kết nối dây tiếp đất.

Lưu ý 5: Khung giá đỡ tấm pin theo thiết kế kỹ thuật. Không nên tự chế các loại kẹp, giá đỡ không đúng kỹ thuật.

Lưu ý 6: Hãy thực hiện theo các hướng dẫn được đi kèm thiết bị của nhà sản xuất.

Trên đây là các kỹ thuật lắp đặt điện mặt trời cần phải biết nhất. Tuy nhiên căn cứ vào từng kiến trúc công trình, quy mô có thể ta cần đi sâu vào từng kỹ thuật lắp đặt riêng. Để được tư vấn nhanh nhất, khách hàng vui lòng liên hệ DHC Solar nhé!

Một số câu hỏi thường gặp về tự lắp Điện mặt trời tại nhà

hướng dẫn tự lắp đặt Điện mặt trời
hướng dẫn tự lắp đặt Điện mặt trời

Có nên tự lắp điện điện mặt trời tại nhà?

Câu trả lời chắc chắn là NÊN tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời gia đình tại nhà nếu ta đã có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và nắm được kỹ thuật, quy chuẩn tiêu chuẩn. Nhờ đó ta sẽ có một hệ thống điện đúng như ý muốn và tiết kiệm được chi phí thi công. Nếu còn chưa chắc chắn hay có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình lắp đặt, DHC Solar luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng từ xa, đảm bảo nhanh chóng, chính xác.

Ai nên tự lắp hệ thống điện mặt trời?

Người được trang bị đầy đủ kiến thức nguyên ngành điện nói chung và điện mặt trời nói riêng có thể tự lắp điện mặt trời.

Người được trang bị kỹ năng lắp điện mặt trời theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn.

Người nhiều kinh nghiệm lắp đặt điện mặt trời để xử lý kịp thời các sự cố phát sinh.

Xem thêm: Có nên lắp điện mặt trời không?

Khi nào nên tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời?

Khi có đủ khả năng tài chính ta có thể bắt đầu xây dựng phương án thực hiện tự lắp điện mặt trời.

Khi tìm mua được các vật tư, thiết bị điện năng lượng mặt trời chất lượng đạt chuẩn.

Khi trang bị kiến thức chuyên môn về điện mặt trời lẫn kinh nghiệm, kỹ năng lắp đặt thực tế.

Công trình quy mô nhỏ sẽ lắp đặt dễ dàng hơn công trình quy mô lớn.

Giá của hệ thống điện điện mặt trời tự lắp là bao nhiêu?

Tuỳ thuộc theo công suất thiết kế mà giá thiết bị của các gói sẽ khác nhau. Ví dụ đối với gói điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải tại DHC Solar có giá từ 6 – 7 triệu đồng/1 kWp. Các hệ có lưu trữ sẽ có giá cao hơn từ 12 – 15 triệu đồng/1kWp phụ thuộc vào thương hiệu thiết bị sẽ có mức giá khác nhau.

DHC Solar chia sẽ kinh nghiệm là những thiết bị giá thấp hơn so với thị trường thường kém chất lượng.

Xem thêm:

Giá thiết bị tự lắp Điện năng lượng mặt trời

Giá lắp đặt trọn gói Điện năng lượng mặt trời

Giá lắp điện mặt trời trọn gói theo từng công suất cụ thể

Giá tấm pin năng lượng mặt trời mới nhất

Lợi ích của việc tự lắp đặt điện năng lượng mặt trời

Tiết kiệm chi phí đầu tư: Đối với một combo trọn gói thiết bị hoà lưới 5kW tại DHC Solar cũng có giá rơi vào khoảng 41 triệu đồng và nếu thuê thêm nhân công thì giá này có thể độn lên 5 – 10 triệu đồng. Do đó việc tự lắp đặt sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm một khoản tiền kha khá.

Kiểm soát chất lượng: Tự lắp đặt điện mặt trời cho gia đình cho phép bạn kiểm soát trực tiếp chất lượng thiết bị, thi công và đảm bảo hệ thống được lắp đặt theo đúng yêu cầu của mình.

Tùy chọn thiết bị phù hợp với túi tiền: Bạn có thể tự tìm kiếm vật tư như tấm pin, biến tần, pin lưu trữ phù hợp với nhu cầu từ nhiều cửa hàng khác nhau sao cho tối ưu khoản tiền đầu tư.

Kiến thức mới về kỹ thuật: Nhiều khách hàng có đam mê về điện mặt trời cũng muốn tự mình tìm hiểu và tự lắp đặt giúp học hỏi thêm về hệ thống điện mặt trời và cách thức hoạt động của nó cũng như tự tạo niềm vui cho bản thân.

Những hạn chế và rủi ro khi tự lắp đặt điện mặt trời tại nhà

Nguy cơ an toàn: Để có thể thi công hệ thống điện mặt trời hoàn chỉnh thì khách hàng cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về điện nói chung và điện mặt trời nói riêng. Việc tự lắp đặt chỉ khuyến khích cho các khách hàng đã có hiểu biết chắc chắn về kỹ thuật điện. Nếu không bạn có thể đối mặt với các nguy cơ tai nạn như điện giật hoặc gây ra sự cố an toàn khác.

Lỗi kỹ thuật: Việc lắp đặt đấu nối sai kỹ thuật có thể dẫn đến hệ thống hoạt động không đạt hiệu suất cao như thiết kế, có thể gây hại, hư hỏng thiết bị.

Tốn nhiều thời gian: Tự lắp đặt có thể mất nhiều thời gian hơn vì phải tự nghiên cứu, gia công, thiếu sót phụ kiện…

Hàng giả, lừa đảo:

Nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hay các hình thức lừa đảo cọc tiền diễn ra mỗi ngày. Do đó người dùng cần tỉnh táo trước các hình thức chào hàng giá rẻ hấp dẫn.

Bảo hành: Một số nhà cung cấp có thể không đảm bảo bảo hành hệ thống theo chính sách từ hãng nếu hệ thống lắp đặt chắp vá từ nhiều nguồn hàng khác nhau.

Các khách hàng hiện nay thường chủ động tìm hiểu và mua thiết bị theo các gói được DHC Solar thiết kế sẵn. Các gói này được tính toán phù hợp với hoá đơn tiền điện của gia chủ như 3kW, 5kW, 10kW, 20kW,… Việc mua trọn gói đảm bảo tính đồng nhất giữa các thiết bị trong hệ thống, hoạt động ổn định, hiệu suất cao. Mua hàng cũng nhanh chóng, tiện lợi và đảm bảo quyền lợi bảo hành cao hơn.

Việc thi công lắp đặt sẽ được các đội thi công tầm 1 – 2 người và có thể hoàn thiện 1 – 2 ngày, vì vậy cũng rất đảm bảo về kỹ thuật, an toàn và hiệu quả.

DHC Solar chuyên cung cấp các gói điện mặt trời tự lắp đặt

Nhận biết nhu cầu tự lắp đặt điện năng lượng mặt trời càng tăng, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực DHC Solar xin đưa ra các gói combo điện năng lượng mặt trời tự lắp đặt đầy đủ các thiết bị cần thiết.

Chi phí bỏ ra rẻ hơn, được hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình lắp đặt và giúp tiết kiệm thời gian, giảm khoản phí thuê thợ. Bên cạnh đó còn được bảo hành chính hãng lâu dài đảm bảo lợi ích cho khách hàng.

Hy vọng quý khách hàng thông qua bài viết này có thể có cái nhìn tổng quan về hệ điện mặt trời tự lắp đặt và có cho mình lựa chọn thông minh.

Tại sao nên chọn công ty DHC Solar?

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DHC SOLAR

Hotline: 0905.997.822

Gmail: solardhc@gmail.com

Websitewww.dhcsolar.com

FacebookDHCsolar – Điện năng lượng mặt trời

Văn phòng : 133 Hồ Tùng Mậu, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng

5/5 - (1 bình chọn)

1 những suy nghĩ trên “Hướng dẫn tự lắp Điện Mặt Trời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger
Zalo
Gọi ngay
Telegram