Việt Nam là một quốc gia có nguồn năng lượng mặt trời vô cùng lớn với cường độ bức xạ cao. Ứng dụng công nghệ điện năng lượng mặt trời vào cuộc sống hàng ngày là một giải pháp tuyệt vời bởi đây là nguồn năng lượng sạch và có trữ lượng lớn do khả năng tái tạo cao. Tiềm năng phát triển Điện năng lượng mặt trời Việt Nam
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ thuận lợi để phát triển Điện mặt trời
Vị trí địa lý đã ưu ái cho nước ta một nguồn tài nguyên vô tận đó là năng lượng mặt trời. Tổng bức xạ mặt trời đạt 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Đặc biệt, Nam Bộ, Nam Trung Bộ nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nằm trong khu vực có cường độ bức xạ cao nhất, trung bình khoảng 5kWh/m², với hơn 300 ngày nắng/ năm.
Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm.Nhà nước đã ban hành Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới đạt từ 1-1,74% tổng công suất tiêu thụ toàn thành phố và tập trung phát triển điện năng lượng mặt trời.
Theo Tài Liệu Khảo Sát Lượng Bức Xạ Mặt Trời Cả Nước:
– Các tỉnh ở phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) bình quân trong năm có chừng 1800 – 2100 giờ nắng. Trong đó, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.
– Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), bình quân có khoảng 2000 – 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.
Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2 và phía nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chênh lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.
Cường độ bức xạ mặt trời của các khu vực tại Việt Nam phù hợp để lắp đặt hệ thống Điện năng lượng mặt trời
Trong đó:
Cường độ bức xạ vùng Tây Bắc
– Nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.
– Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào khoảng tháng 6 đến thàng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).
Cường độ bức xạ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
– Ở Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.
– Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ tháng 5, ở Bắc Trung Bộ từ tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.
Cường độ bức xạ vùng Trung Bộ:
– Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 – 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
Cường độ bức xạ vùng phía Nam:
– Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.
Dưới đây là bảng số liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các vùng miền nước ta.
Qua bảng trên cho ta thấy nước ta có lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam, ở khu vực phía Bắc thì lượng bức xạ mặt trời nhận được là ít hơn.
Lượng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền là khác nhau và nó cũng phụ thuộc vào từng tháng khác nhau.
Dưới đây là bảng số liệu lượng bức xạ trung bình các tháng ở các địa phương.
Như vậy lượng tổng xạ nhận được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Ta nhận thấy rằng các tháng nhận được nhiều nắng hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Nếu sử dụng bình năng lượng mặt trời vào các tháng này sẽ cho hiệu suất rất cao.
TIỀM NĂNG Điện năng lượng mặt trời CỦA VIỆT NAM
Tóm lại, Việt Nam là nước có tiềm năng về NLMT, trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm2.năm, do đó việc sử dụng NLMT ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất.
Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường.
Nguồn năng lượng sạch từ năng lương mặt trời
Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống.
Khu vực Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc do không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa và hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc. Bức xạ mặt trời trung bình năm từ 4,1 – 4,9 kWh/m2/ngày.
Số giờ nắng trung bình cả năm đạt từ 1800 – 2100 giờ nắng, các vùng có số giờ nắng cao nhất thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La. Thời điểm trong năm khai thác hiệu quả nhất NLMT tại khu vực Tây Bắc là vào tháng 3 đến tháng 9, trong khi vào các tháng mùa đông hiệu quả khai thác NLMT là rất thấp.
TÌNH HÌNH NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN
Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), năm 2020 nhu cầu điện năng của Việt Nam đạt 265 tỷ kWh và đến năm 2030 đạt trên 572 tỷ kWh. Tổng công suất lắp đặt năm 2020 là 60.000 MW và sẽ tăng lên 129.500 MW vào năm 2030, trong đó nhiệt điện than sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao cho đến năm 2030. Cụ thể, nếu như trong năm 2015-2016 nhiệt điện than chỉ mới chiếm 34% thì đến năm 2020 lên đến 49,3%, năm 2025 lên 55% và đến năm 2030 sẽ ở mức 53,2%.
CHẾ ĐỘ CỦA NHÀ NƯỚC
Việc ứng dụng hệ thống điện mặt trời hòa lưới trên địa bàn thành phố đã bắt đầu hình thành thị trường và phát triển mạnh mẽ với sự tham gia tích cực của các đối tượng như hộ gia đình, tòa nhà, doanh nghiệp, … làm tăng công suất lắp đặt mới ước tính đạt khoảng 5MWp.
Đồng thời, Nhà nước liên tục ban hành các Quyết định về Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam với các điều mục chính nổi bật như:
Cơ chế phát triển Điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam
- Thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, thành phẩm tạo tài sản cố định cho dự án điện mặt trời.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện mặt trời.
- Đối với dự án nối lưới: Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án nối lưới với giá điện mua là 9,35 UScents/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 2.174 đồng/kWh).
- Đối với dự án điện trên mái nhà: Thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ 2 chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua với giá bán điện theo quy định.
TIỀM NĂNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI tại Việt Nam
Tiềm năng năng lượng mặt trời có thể khai thác được căn cứ vào bức xạ mặt trời. Việt Nam là khu vực có bức xạ mặt trời hàng năm tương đối lớn và ổn định, đặc biệt là các khu vực Cao nguyên miền Trung, duyên hải miền Trung và miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long. Tính trung bình toàn quốc thì năng lượng bức xạ mặt trời là 4-5kWh/m2 mỗi ngày. Theo đánh giá, những vùng có số giờ nắng từ 1.800 giờ/năm trở lên thì được coi là có tiềm năng để khai thác sử dụng. Đối với Việt Nam, tiêu chí này phù hợp với nhiều vùng, nhất là các tỉnh phía Nam. Tiềm năng lý thuyết điện mặt trời tại Việt Nam được dự tính như bảng sau:
Vì vậy, năng lượng mặt trời đóng vai trò như một nguồn năng lượng tại chỗ để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống, đáp ứng nhu cầu của các vùng dân cư. Đây là một kế sách có ý nghĩa về mặt kinh tế cũng như phát triển và đảm bảo an ninh quốc phòng.
DHC SOLAR CHUYÊN TƯ VẤN, LẮP ĐẶT VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất được coi là một trong những giải pháp phát triển bền vững, tối ưu nhất hiện nay. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn cụ thể để tìm cho mình một tấm pin năng lượng mặt trời phù hợp nhất hãy liên hệ ngay với DHC Solar để được tư vấn MIỄN PHÍ.
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DHC SOLAR
Hotline: 0367.269.820 – 0905.997.822
Gmail: solardhc@gmail.com
Website :www.dhcsolar.com
Facebook: DHCsolar – Điện năng lượng mặt trời
Văn phòng : 133 Hồ Tùng Mậu, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Trụ sở : K151 Âu Cơ, Tổ 64, Hòa Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng