Pin năng lượng mặt trời hết hạn thì đưa lên mặt trăng hay để nướng bò một nắng? Pin mặt trời hết hạn thì được xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm cũng như ở Quốc Hội. Hãy tìm hiểu chi tiết về thông tin này nhé.
Về số liệu thống kê rừng
Được mời phát biểu làm rõ vấn đề tại phiên thảo luận chiều 5/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, 30 năm qua, Việt Nam tăng tỷ lệ rừng từ 9 triệu ha lên 14,6 triệu ha, riêng rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha.
Khẳng định rằng rừng tự nhiên tăng nhiều so với cách đây 30 năm, tuy nhiên Bộ trưởng Cường cũng thừa nhận chất lượng rừng tự nhiên chưa tốt. Theo ông, trong tổng số 10,3 triệu ha rừng tự nhiên chỉ có 15% rừng giàu về trữ lượng, 50% rừng trung bình và 35% rừng nghèo kiệt. Theo ông, đây là một thực tế và “chúng ta phải có trách nhiệm”.
Tranh luận về bảo về nguồn năng lượng tái tạo
Trước tình hình trên, tư lệnh ngành cho biết, Quốc hội đã yêu cầu khoanh nuôi rừng tự nhiên, tăng hơn nữa tỷ lệ người dân tham gia trồng rừng, quản lý, chăm sóc rừng đảm bảo độ giàu về đa dạng sinh học… Kể cả 4,3 triệu ha rừng trồng, tới đây phải thay đổi bằng những cây rừng lâu năm. “Chúng ta sẽ cố gắng hết khả năng để có tỷ lệ rừng đảm bảo chất lượng”, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
Tranh luận, đại biểu Ksor H’Bơ Khắp (Gia Lai) cho rằng, việc tăng diện tích rừng từ 9 triệu lên 14,6 triệu là con số phấn khởi. Tuy nhiên, đại biểu thấy con số Bộ trưởng Cường đưa ra vô lý và “có gì đó sai sai”.
Nữ Trung tá công an nhân dân cho rằng, ít nhất trong nhiệm kỳ này, mỗi kỳ họp chúng ta đều được nghe các dự án, công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Tức là chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ (rừng tự nhiên).
“Làm gì có chuyện rừng tự nhiên lại có thể tăng lên được, làm gì có con số 14 triệu ha rừng ấy! Với cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỷ lệ che phủ rừng hay sao? Tỷ lệ che phủ rừng là gì, là nơi chứa CO2 để thải ra O2. Còn cây cao su là cây hút O2, thải ra CO2, không có con gì sống đước ở đó”, đại biểu Ksor H’Bơ Khắp nói. Đại biểu đoàn Gia Lai đề nghị Bộ trưởng nghiên cứu lại các dự án phải điều chỉnh diện tích rừng tự nhiên.
Không thể đổ thừa cho địa phương
Tiếp tục tranh luận với phần phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, đại biểu Ksor H’Bơ Khắp nói: Bộ trưởng không thể đổ thừa cho địa phương, cũng không thể nói rằng có quy định của luật về việc xử lý hoặc là chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lý pin năng lượng mặt trời.
Theo đại biểu, cái nhân dân cần là tư lệnh ngành phải đưa ra được phương án đối với vấn đề liên quan đến pin năng lượng mặt trời. Đại biểu đang là Trưởng Công an thị xã cũng phản ánh, hiện nay cán bộ và nhân dân địa phương quê hương bà rất hoang mang với những vấn đề liên quan đến pin năng lượng mặt trời.
“Ngay cả bản thân tôi cũng rất lo lắng với việc phát triển tràn lan tấm pin năng lượng mặt trời ở Gia Lai. Bởi sau này, pin đó hết hạn sử dụng thì để làm gì? Những tấm pin đó được xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay để nướng bò một nắng, đặc sản ở Gia Lai chúng tôi hay sao?”, đại biểu Ksor H’Bơ Khắp đặt câu hỏi.
Nói về tấm pin năng lượng mặt trời
Nói về tấm pin quang điện, sáng cùng ngày, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong phiên họp đầu năm nay, Thủ tướng đã có quyết định giao cho Bộ KH&CN nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về tấm pin quang điện cũng như phương án xử lý các tấm pin sau khi dự án hết thời hạn.
Nhưng còn 9 quy tắc của luật định, hiện nay tất cả các chủ đầu tư đều phải chịu trách nhiệm về xử lý các tấm pin quang điện. Trên thực tế chỉ có 3% một số khoáng chất có thể liên quan đến môi trường, các nhà cung cấp cho các tấm pin quang điện đều có những hợp đồng với các chủ đầu tư dự án pin mặt trời, các dự án điện mặt trời để chịu trách nhiệm thu hồi và xử lý các vi mạch điện.
#dhcsolar #pin_năng_lượng_mặt_trời